Lắp đặt điện chiếu sáng nhà xưởng tại hải dương

Lắp đặt điện chiếu sáng nhà xưởng tại thái bình

Lắp đặt điện chiếu sáng nhà xưởng tại quảng ninh

Lắp đặt điện chiếu sáng nhà xưởng tại hưng yên

Lắp đặt tủ điện tại hải dương

Thi công thang máng cáp tại hải dương

Lắp đặt thang máng cáp tại hải dương

Thầu điện phụ tại hải dương

Lắp đặt quạt thông gió công nghiệp tại hải dương

Lắp đặt quạt thông gió công nghiệp tại hưng yên

Nhà thầu điện tại hải dương

Nhà thầu điện tại thái bình

Nhà thầu điện tại hưng yên

Nhà thầu điện tại quảng ninh

Lắp đặt trạm biến áp tại Hải Dương

Lắp đặt trạm biến áp tại Thái Bình

Lắp đặt trạm biến áp tại Hải Phòng

Lắp đặt trạm biến áp tại Quảng Ninh

Nâng cấp trạm biến áp tại Hải Dương

Bảo dưỡng trạm biến áp tại Hải Dương

Thi công điện nhà xưởng tại phú thọ

Thi công điện nhà xưởng tại vĩnh phúc

Thi công điện nhà xưởng tại bắc ninh

Thi công điện nhà xưởng tại bắc giang

Thi công điện nhà xưởng tại thái bình

Thi công điện nhà xưởng tại hải dương

Thi công điện nhà xưởng tại hưng yên

Thi công điện nhà xưởng tại quảng ninh

Sửa chữa điện nhà xưởng tại hải dương

Sửa chữa điện nhà xưởng tại hưng yên

Sửa chữa điện nhà xưởng tại thái bình

Thiết kế hệ thống điện nhà xưởng tại thái bình

Thiết kế hệ thống điện nhà xưởng tại quảng ninh

Thiết kế hệ thống điện nhà xưởng tại hải dương

Sửa chữa điện công nghiệp tại hải dương

Sửa chữa điện công nghiệp tại thái bình

Sửa chữa điện công nghiệp tại hưng yên

Thi công điện văn phòng tại hải dương

Thi công điện văn phòng tại thái bình

Thi công điện văn phòng tại hưng yên

Thi công điện văn phòng tại quảng ninh

Thi công điện nước chung cư

Thi công chống sét tại hà nội

Thi công hệ thống chống sét tại hải dương

Thi công hệ thống chống sét tại thái bình

Thi công hệ thống chống sét tại Hưng Yên

Thi công lắp đặt quạt thông gió tại hải dương

Lắp đặt điện nhà xưởng tại Hưng Yên

Lắp đặt điện nhà xưởng tại Thái Bình

Lắp đặt điện nhà xưởng tại Hải Dương

Thi công điện nhà xưởng tại hà nội

Thi công điện nhà xưởng tại hải phòng

Thi công hệ thống chống sét tại quảng ninh

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
Hotline 0983325345
Tư vấn bán hàng 0912640559
Kỹ thuật 0983325345
0983325345
Thống kê truy cập
   Trực tuyến : 17
   Truy cập trong ngày : 152
   Tổng số truy cập : 8770494

NHÀ THẦU CƠ ĐIỆN M&E

6/18/2017 2:23:05 PM

Nhà thầu cơ điện

Lời đầu tiên, công ty TNHH Thiên Phú HD gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng cùng lời chúc sức khỏe và thành công.

Chính thức đi vào hoạt động năm 2012, công ty TNHH Thiên Phú HD được thành lập dựa trên nhu cầu thiết yếu của ngành cơ điện, trong việc sản xuất của các công ty và doanh nghiệp. Trải qua một chặng đường dài để hoàn thiện và phát triển cho đến nay, với nhiều năm kinh nghiệm có mặt tại thị trường, công ty TNHH Thiên Phú HD tự hào với vai trò nhà tiên phong và là điểm sáng trong ngành cơ, điện phục vụ hoạt động sản xuất và sinh hoạt cho cộng đồng.

điện-nhà-xưởng.jpg

Thiết kế thi công điện nhà xưởng là các công đoạn bao gồm thiết kế bản vẽ giành cho thi công và triển khai bản vẽ đó trên công trường để phù hợp với mong muốn của tổng thầu cũng như của chủ đầu tư sao cho đáp ứng được quy mô sản xuất của từng nhà máy.

Hệ thống điện trong nhà xưởng là một mảng thi công đặc biệt quan trọng do có ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, nhu cầu về thi công điện nhà xưởng, cho các khu công nghiệp và các nhà máy là khá lớn. Từ đó nhà thầu cơ điện TPCO đã đưa ra dịch vụ nhận thầu cơ điện để có thể tư vấn và đưa ra các giải pháp tối ưu nhất cho hệ thống điện nhà xưởng của bạn.

            dien-nha-xuong.jpg

Thông thường quy trình nhận thầu cơ điện và các công trình sản xuất có chung một số hạng mục nhất định, và các hạng mục phát sinh. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những hạng mục chính trong thi công điện nhà xưởng và những lưu ý cần thiết để bạn có thêm kiến thức và có khả năng giám sát một số các công đoạn chính được thực hiện bởi nhà thầu.

Nội dung rút gọn:

Thiết kế hệ thống điện cho nhà xưởng, nhà máy công nghiệp

-Khảo sát vị trí công trường cần thiết kế hệ thống điện

-Tính toán và thiết kế bản vẽ cho cột đo đếm

-Tính toán và thiết kế bản vẽ cho tủ trung thế

-Tính toán và thiết kế bản vẽ cho trạm biến áp

-Tính toán và thiết kế bản vẽ cho tủ hạ thế

-Tính toán và thiết kế bản vẽ cho hệ thống tủ, thang máng cáp

-Tính toán và thiết kế bản vẽ hệ thống chiếu sáng

-Tính toán và thiết kế bản vẽ cho hệ thống điện nhẹ

-Tính toán và thiết kế bản vẽ cho hệ thống chống sét, tiếp địa

Thi công điện nhà xưởng, nhà máy công nghiệp

-Khảo sát vị trí công trường cần thi công hệ thống điện

-Nghiên cứu bản vẽ và bóc tách khối lượng thi công

-Đặt hàng vật tư thi công

-Thi công lắp đặt cột đo đếm, lắp đặt dao cách ly, biến dòng, biến áp

-Thi công lắp đặt bệ đỡ tủ trung thế, đặt ống ngầm cho tủ trung thế và lắp đặt tủ HV

-Thi công lắp đặt bệ đỡ máy biến áp, đặt ống ngầm cho máy biến áp và lắp đặt máy biến áp

-Thi công lắp đặt máy phát

-Thi công lắp đặt tủ hạ thế, tủ phân phối

-Thi công lắp đặt hệ thống thang mang cáp

-Thi công lắp đặt kéo dải dây cáp điện cho tủ trung thế, kéo dải dây cáp điện cho máy biến áp, kéo dải dây cáp điện cho máy biến áp, máy phát, kéo dải dây cáp điện cho tủ hạ thế, kéo dải dây cáp điện cho tủ phân phối, tủ chiếu sáng

-Thi công lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng

-Thi công lắp đặt hệ thống điện nhẹ

-Thi công lắp đặt hệ thống chống sét, tiếp địa

thi-công-điện-công-nghiệp.jpg

Quy trình thiết kế thi công điện nhà xưởng hợp quy chuẩn để cho ra một bản vẽ hệ thống điện nhà xưởng đạt yêu cầu thường tuân theo các trình tự như sau của nhà thầu cơ điện TPCO

+ Thiết kế hệ thống cáp động lực: Yêu cầu phải tính toán chính xác và hợp lý các hệ thống cáp động lực chính trong nhà xưởng. Bản thiết kế đòi hỏi đảm bảo tính kỹ thuật cho đường dây và đem lại hiệu quả hoạt động cao cho nhà xưởng.

+ Thiết kế vị trí lắp đặt thang máng cáp: Yêu cầu của bản thiết kế ngoài việc đảm bảo an toàn cho hệ thống dây cáp điện, an toàn cho người sử dụng, vị trí lắp thang máng cáp còn phải mang tính thẩm mỹ cao, gọn và đẹp.

+ Thiết kế lắp đặt hệ thống chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng cho nhà xưởng phải được thiết kế và tính toán phù hợp với từng khu vực: khu vực sản xuất, khu vực sinh hoạt,…nhằm đảm bảo cường độ ánh sáng đáp ứng được như cầu sử dụng.

+ Dự phòng các biện pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống điện: Phát sinh công suất tiêu thụ trong quá trình hoạt động gây quá tải cho đường dây dẫn điện, xuống cấp thiết bị so với bản thiết kế ban đầu là lý do chúng ta phải dự phòng biện pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống điện thường xuyên.

+ Phương án bảo trì, sửa chữa điện nước: Hoạt động kiểm tra và bảo trì sẽ giúp tăng thời gian sử dụng thiết bị và giảm tối đa chi phí sửa chữa cho doanh nghiệp nếu có sự cố xảy ra. Chúng ta cần phải đề ra kế hoạch, phương án và các hạng mục cụ thể cho việc bảo trì.

+ Phương án nếu có di dời máy móc, hệ thống điện: Di chuyển hệ thống điện và máy móc có kiên quan đến nơi sản xuất mới đòi hỏi chúng ta cần phải khảo sát kỹ lưỡng, lên kế hoạch chi tiết và đặt ra mốc thời gian hoàn thành cụ thể để đảm bảo doanh nghiệp có thể tái vận hành lại, giảm chi phí do khấu hao thời gian.

+ Dự phòng các biện pháp cải tạo và nâng cấp hệ thống điện.

+ Phương án bảo trì, sửa chữa hệ thống điện, phương án nếu có di dời máy móc, hệ thống điện.

thi-cong-dien-nha-xuong.jpg

+ Nhận thầu cơ điệnlắp đặt điện công nghiệp và thi công hệ thống cáp cấp nguồn tổng, thi công thang máng cáp, lắp tủ điện công nghiệp, thi công hệ thống điện nhẹ, …

+ Thi công hệ thống cáp cấp nguồn tổng: Trục chính của hệ thống cáp điện động lực chính xuất phát phía sau trạm biến áp, đấu nối vào MCCB, sau đó đi vào tủ điện tổng phân phối chính (MSB), cấp nguồn điện cho toàn hệ thống. Hệ thống cáp này có thể đi ngầm dưới đất trong ống PVC, kim loại…hoặc đi nổi và được lắp trên trụ điện, giá đỡ.

+ Thi công thang máng cáp: Đây là hệ thống giá đỡ dùng để cố định trục cáp điện cho một phần hoặc toàn hệ thống dây cáp điện. Thang máng cáp được dùng phổ biến không những trong điện nhà xưởng mà cả trong nhà phố, tòa nhà hay các công trình dân dụng khác.

+ Lắp tủ điện công nghiệp: Tủ điện tổng phân phối chính là nơi đấu nối các trục cáp chính của toàn bộ hệ thống điện thông qua các thiết bị đóng/cắt, bảo vệ được thiết kế ngay từ đầu. Tủ MSB này yêu cầu phải được thi công tủ điện chính xác, cẩn thận, vừa đảm bảo tính kỹ thuật vừa đáp ứng yếu tố thẩm mỹ.

+ Thi công hệ thống điện nhẹ: Gồm các hạng mục như hệ thống chiếu sáng, hệ thống báo cháy nổ, hệ thống camera quan sát, hệ thống điện sinh hoạt.

thi-cong-co-dien.jpg

Quy trình lắp đặt, thi công điện nhà xưởng, nhà máy công nghiệp của nhà thầu cơ điện TPCO

-Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau đi vào chi tiết quy trình thi cong dien nha xuong các hạng mục lắp đặt trên.

-Chuẩn bị vật tư thiết bị cho thi công điện nhà xưởng, nhà máy

-Để đảm bảo tiến độ công trình, nguyên liệu vật tư, thiết bị phải được chuẩn bị mới hoàn toàn và vận chuyển đến kho sớm hơn 3 ngày khi bắt đầu lắp đặt điện công nghiệp.

-Kiểm tra vật tư và thiết bị có nhãn hiệu và xuất xứ, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật như qui định trong hồ sơ mời thầu và các qui định khác.

-Tiến hành kiểm tra thủ tục và xác nhận vât tư thiết bị trước khi lắp đặt.

-Bổ sung văn bản kiểm định chất lượng về thiết bị, vật tư của cơ quan giám định (nếu yêu cầu).

-Lập biên bản nghiệm thu các thiết bị nhập khẩu khi hàng hoá đến công trình theo qui định.

-Thi công lắp dựng trụ bê tông cốt thép, kéo cáp ngầm trung thế, lắp đặt máy biến áp khô, lắp máy phát điện.

-Thi công lắp dựng trụ bê tông cốt thép, kéo cáp ngầm trung thế, lắp đặt máy biến áp khô, lắp máy phát điện.

-Xác định vị trí lắp đặt và kích thước phạm vi máy biến áp , bồn dầu phụ, máy phát điện vị trí lắp đặt tủ điện, tuyến cáp trung thế và các điểm đấu nối của các thiết bị.

-Để không ảnh hưởng đến tổng thể kiến trúc và kết cấu cần đọc bản vẽ để biết cách phối hợp với hạng mục khác như cấp thoát nước, cứu hoả, viễn thông, kết cấu, kiến trúc.

-Tiến hành đào đất dụng trụ bê tông cốt thép đà cản cân chỉnh trụ và lắp đặt cọc tiếp địa cho trạm biến áp.

thi-cong-dien.jpg

Chú ý: Lắp đặt ống HDPE luồn dây cáp trung thế, đầu ống phải được làm sạch trước khi dán keo, các đầu nối ống phải được dán keo chuyên dùng, ống HDPE phải được sắp xếp thẳng hàng và chôn dưới độ sau theo tiêu chuẩn. Điện áp 22kV có độ sâu tiêu chuẩn là 0.8m , > 35kV độ sâu theo tiêu chuẩn 1~1.2m để đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam

-Thực hiện đổ bê tông nền móng máy phát điện, máy biến áp.

-Thi công hệ thống cáp cấp nguồn tổng cho nhà xưởng:


Thi công hệ thống cáp cấp nguồn tổng cho nhà xưởng của nhà thầu cơ điện TPCO

+ Chọn dây dẫn phù hợp với công suất và công suất tổng: đảm bảo an toàn điện cho tất cả thiết bị sử dụng điện trong toàn phân xưởng.

+ Đánh dấu các dây pha cẩn thận: bằng băng keo nhiều màu, đánh dấu ký hiệu để tránh nhầm lẫn. Sắp xếp chúng theo thứ tự sao cho tránh bị chồng chéo gây nhầm lẫn khi đấu nối, bảo dưỡng, bảo trì.

+ Dùng dây rút cố định dây vào thang máng cáp: đảm bảo độ trơn nhẵn cho bề mặt tiếp xúc, bằng phẳng tránh khiến dây cáp bị trầy xước.

+ Chống thấm nước cho dây khi chôn dưới đất: đường dây đi ngầm nên được đặt trong ống PVC, mối đấu nối phải được dán keo cẩn thận.

thi-công-cơ-điện.jpg

Thi công lắp đặt thang máng cáp điện cho nhà xưởng, nhà máy của nhà thầu cơ điện TPCO

+ Chọn ty treo phù hợp cho thang máng cáp: ty treo cần được cố định chắc chắn, thẳng hàng, được đánh dấu cẩn thận cho việc xác định ty ren cũng như kiểm tra, ngoài ra chúng phải được lắp đặt cùng độ cao theo tùy từng nhà xưởng

+ Chon giá đỡ phù hợp với từng loại thang sử dụng, thông thường theo TPCO thang cáp <W600 sẽ sử dụng giá đỡ V4, ty ren 10, đối với thang cáp có chiều rộng >600 sẽ sử dụng giá đỡ V5, ty ren 12.

+ Tiêu chuẩn lắp đặt thang cáp: Dựa vào các chỉ định của bên sản xuất và kỹ thuật cơ khí, dùng máy mài tay, máy cắt khoan để cắt các góc cạnh, lắp co lên, co xuống co ngang cho đẹp. Thang cáp dẫn trực tiếp nguồn cáp điện đến tủ điện máy sản xuất.

+ Các yếu tố khác: Khoảng cách các giá đỡ cho thang cáp thông thường được lắp đặt từ 1,5m~2m. Tùy thuộc vào từng loại thang cáp mà khoảng cách có thể thay đổi sao cho đảm bảo được về kỹ thuật cũng như thẩm mỹ.

thi-cong-dien-nha-xuong.jpg

Thi công lắp đặt  tủ điện công nghiệp cho nhà xưởng, nhà máy của nhà thầu cơ điện TPCO

Từng khu vực sản xuất nên bố trí tủ điện phân phối nhánh riêng biệt: giúp dễ dàng thao tác, bật/ngắt điện khi xảy ra sự cố mà không làm ảnh hưởng đến các khu vực khác.

Dự phòng nguồn điện khi mất điện lưới: ta nên dự phòng thêm máy phát điện và lắp thêm tủ điện chuyển đổi nguồn (ATS) để đảm bảo nguồn điện liên tục cho những khu vực đặc thù không thể bị gián đoạn lâu.

Tủ điện điều khiển phải được thiết kế đúng tiêu chuẩn kỹ thuật: đặc trưng của nhà xưởng sản xuất là máy móc hoạt động liên tục với cường độ rất cao, do đó một tủ điện điều khiển đạt tiêu chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp tránh gặp phải những sự cố lớn gây thiệt hại nghiêm trọng.

Theo bản vẽ chi tiết lắp đặt tủ điện đã được chủ đầu tư phê duyệt, xác định vị trí cần đặt tủ điện.

Lắp đặt tủ điện : đấu nối dây vào tủ, đấu nối ống và máng cáp đến tủ điện. Để đảm bảo dây không bị hỏng khi tiếp xúc, các vị trí lỗ mở đấu nối vào tủ phải được mài dũa trơn tru tuyệt đối ; sau đó dùng roăn cao su bọc toàn bộ các mép lỗ cắt.

Lưu ý: cáp nối vào tủ đều sử dụng đầu cose đồng mạ kẽm, có chụp đầu cose đánh dấu màu theo pha và bảo vệ chạm chập. Các đầu cose được ép vào cáp bằng bộ ép thủy lực chuyên dùng.

Tiến hành công tác đấu nối dây vào tủ điện: cáp nối vào tủ đều có chụp đầu cose đánh dấu màu theo pha , sử dụng đầu cose đồng mạ kẽm, và bảo vệ chạm chập. Các đầu cose được ép vào cáp bằng bộ ép thủy lực chuyên dùng. Khi nối xong tiến hành thử mạch động lực, kiểm tra lại cách điện lại toàn bộ cáp vào/ ra tủ và thông mạch đảm bảo không có nhầm lẫn và chạm chập.

Đánh dấu lại các đầu cáp theo sơ đồ, cập nhật thực tế đấu nối vào bản vẽ sơ đồ nguyên lý tủ điện, in bản vẽ và bỏ vào tủ điện theo qui định.

Tiến hành vệ sinh sạch sẽ tủ điện sau đó chuyển ến bước đóng điện kế tiếp.

dien-nha-xuong.jpg

Lắp đặt công tắc đèn, ổ cắm nguồn của nhà thầu cơ điện TPCO

Lập bảng liệt kê thiết bị cho từng khu vực: thông số kỹ thuật, vị trí lắp đặt, chủng loại, số lượng và được phụ trách thi công phê duyệt.

Vệ sinh toàn bộ các hộp âm tường, cắt dây và tuốt dây đảm bảo không quá dài hoặc quá ngắn.

Lưu ý khi lắp đặt tuân thủ thứ tự dây pha, trung tính của tất cả các ổ cắm nguồn, chiều của mặt công tắc ổ cắm sau khi lắp đặt, tránh trường hợp bị ngược hoặc không ngay ngắn.

Dán nhãn bằng Plastic, thể hiện rõ số thứ tự/ mạch nguồn trên công tắc và ổ cắm theo đúng bản vẽ -> cập nhật bản vẽ hoàn công mặt bằng bố trí và sơ đồ nguyên lý tủ phân phối, lưu hồ sơ.

img_8558_optimized.jpg

Lập hồ sơ lưu hồ sơ hoàn công công trình.

#Quy trình thi công cơ điện nhà xưởng, nhà máy công nghiệp của nhà thầu cơ điện TPCO

Bước 1: Tiếp nhân thông tin khách hàng, sau đó báo giá cho khách hàng tham khảo

Bước 2: Cử nhân viên tiến hành khảo sát trực tiếp công trình và tư vấn đưa giải pháp.

Bước 3: Lên dự toán sơ bộ và báo giá thi công điện nhà xưởng cho khách hàng

Bước 4: Thống nhất và ký hợp đồng thi công lắp đặt.

Bước 5: Triển khai lắp đặt hệ thống điện nhà xưởng thi hợp đồng ký kết.

Bước 6: Nghiệm thu và thanh toán theo hợp đồng và ghi giấy bảo hành trọn gói cho khách hàng.

#Quy trình thi công đèn chiếu sáng nhà xưởng, nhà máy công nghiệp của nhà thầu cơ điện TPCO

Bước 1: Thiết kế không gian nhà xưởng.

-Bố trí hệ thống đèn nhà xưởng cần phải đáp ứng tiêu chuẩn sau:

-Đảm bảo ánh sáng đồng đều, chiếu đến từng vị trí nhà xưởng

-Tránh tình trạng chói lóa làm ảnh hưởng đến thị giác của công nhân làm giảm hiệu suất làm việc.

-Hướng sáng tốt nhất, không lắp nơi có vật cản che ánh sáng.

-Sử dụng đèn có màu sắc phù hợp với từng loại hình sản xuất trong nhà xưởng , đặc biệt có chỉ số chỉ số hoàn màu ánh sáng phải cao >85Ra.

-Không có hiện tượng nhấp nháy, làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc.

Bước 2: Tính toán chiếu sáng nhà xưởng:

N=      L          x         S

           MF x K  x n x Qt

Trong đó:

N: Số bóng đèn cần sử dụng

L: Độ rọi yêu cầu chiếu sáng

S: Diện tích phòng cần được chiếu sáng

MF: Hệ số bảo trì của nhà máy dao động từ 0.6~0,8

K: Hệ số sử dụng dựa vào màu sắc của trần, tường, sàn. Thông thường từ 0.5-0.7

n: Số lượng bóng đèn trong 1 bộ đèn

Qt: Giá trị quang thông của từng bộ đèn

thi-công-điện-nhà-xưởng.jpg

#Báo giá thi công điện nhà xưởng, nhà máy công nghiệp mới nhất của nhà thầu cơ điện TPCO

Để báo giá cho chủ đầu tư nhà thầu phải nắm rõ hạng mục làm việc, am hiểu về thi công điện nhà xưởng và có kinh nghiệm, đội ngũ và trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt từ khâu thiết kế, báo giá đến lắp đặt và vận hành là một quá trình khép kín đòi hỏi một nhà thầu uy tín, báo giá chính xác từng thiết bị, chi phí lắp đặt, chính sách bảo hành,.. để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình sản xuất. Hiện nay, giá thi công điện nhà xưởng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Tiến độ thi công, thanh toán của chủ đầu tư.

+ Giá cả vật tư sử dụng

+ Đặc điểm và địa điểm triển khai của công trình thi công

+ Khối lượng và thời gian thi công

+ Thời gian bảo hành.

Lưu ý báo giá thi công lắp đặt điện nhà xưởng nhà máy

Thi công điện công nghiệpđiện nhà xưởng dựa trên quy ước kỹ thuật chung, với mỗi công trình thực tế sẽ có điều chỉnh về giá cả.

+ Phần báo giá sẽ không bao gồm vật tư, vật tư do chủ đầu tư cung cấp hoặc đề xuất.

Vì thế, TPCO triển khai khảo sát thực tế địa điểm xưởng thì sẽ có báo giá thi công điện nhà xưởng chi tiết cho khách hàng. Hoặc khách hàng liên hệ số 0983 325 345 để nhận báo giá sơ bộ và nhận tư vấn.

Nhà thầu cơ điện ở hải dương

Nhà thầu cơ điện ở hải phòng

Nhà thầu cơ điện ở thái bình

Nhà thầu cơ điện ở hưng yên

Nhà thầu cơ điện ở quảng ninh

Nhà thầu cơ điện ở thái nguyên

Nhà thầu cơ điện ở bắc ninh

Nhà thầu cơ điện ở vĩnh phúc

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn thiết kế, và muốn tìm hiểu giá thi công điện nhà xưởng hiện nay. Bạn hãy liên lạc trực tiếp với phòng Kinh doanh của để được hỗ trợ và báo giá lap dat dien cong nghiep. Xin trân trọng cảm ơn. Mọi thông tin liên hệ:

TPCO – THIẾT KẾ THI CÔNG ĐIỆN NHÀ XƯỞNG, NHÀ MÁY

Hotline: 0983 325 345

Website: https://diencongnghiephd.com

Gmail: tbdthienphu@gmail.com

Lên đầu trang